SỰ TÍCH BÁNH CU ĐƠ
Ngày xưa ở làng Tiên Điền, phía đông núi Hồng Lĩnh, quê hương cụ Nguyễn Du, có đôi vợ chồng rất yêu thương quấn quýt nhau.
Hàng ngày chồng đi trồng lạc, trồng mía còn vợ ở nhà làm mạch nha.
Tối đến thì họ hay mang truyện Kiều ra kể cho nhau nghe, cuộc sống cứ trôi êm đềm và ngọt bùi như mía với lạc của họ.
Một đêm trăng sáng, sau khi chồng đọc xong cho vợ đoạn Thuý Kiều đi chơi với Kim Trọng, thì 2 vợ chồng đi ngủ.
Nằm chơi với nhau đã đời xong thì cô vợ thấy bụng đói nên không ngủ được.
Anh chồng thương vợ quá nên xuống bếp lục lọi xem có gì ăn không. Thấy chả có thức ăn gì nên anh chồng bèn lấy lạc, lấy mía nấu lên thành một thứ sền sệt như cháo.
Nhưng vì thấy dính và khó cầm quá nên anh chồng lấy cái bánh đa bẻ làm đôi, kẹp luôn ra ngoài cái chất sền sệt đó.
Trời mát nên chỉ mấy phút là cái bánh đa kẹp lạc với mật mía kia khô cong, anh chồng hí hửng mang vào nhà mời vợ ăn.
Cô vợ đang đói thấy ngon quá há miệng cắn, nghe “cốp” một cái mà tê dại hàm răng, bèn quay sang hỏi chồng
– Chàng cho em ăn cái chi mà rắn đơ như con c… của chàng rứa ?
Anh chồng vừa sợ vừa sướng, thế là quyết định đặt tên luôn cho cái bánh như thế.
Nhưng vì gia đình có truyền thống văn học nên gọi chệch ra là “cu đơ”.