-
YÊU CẦU
– Nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học môn Toán và tiếng Việt ở tiểu học.
– Có kiến thức và kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học các mạch kiến thức trong chương trình môn Toán ở tiểu học.
– Có kĩ năng rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh thông qua dạy học giải toán.
– Có kiến thức và kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt.
-
NỘI DUNG
Phần 1 : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
- NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
- Một số nguyên tắc chủ yếu để lựa chọn và vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
- Kết hợp dạy học toán với giáo dục
- Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức
- Đảm bảo tính trực quan và tính tích cực, tự giác
- Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc
- Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành
- Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học
- Những định hướng chính trong đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
- Phương pháp dạy học tích cực: Bản chất và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
III. Vận dụng các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua môn Toán
- Các phương pháp truyền thống trong dạy học Toán ở tiểu học
1.1. Đặc điểm của các phương pháp dạy học truyền thống
1.2. Các phương pháp truyền thống thường được vận dụng trong dạy học toán ở Tiểu học và khả năng khai thác theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
- Một số xu hướng dạy học mới theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thường được vận dụng trong dạy học toán
2.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2.2. Dạy học theo quan điểm của lý thuyết kiến tạo
2.3. Dạy học theo quan điểm của lý thuyết tình huống
2.4. Dạy học hợp tác
- Một số các hình thức tổ chức dạy học thường được vận dụng trong dạy học toán theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
- DẠY HỌC CÁC MẠCH KIẾN THỨC TOÁN Ở TIỂU HỌC
- Dạy học Số học ở tiểu học
- Phân tích các mục tiêu dạy học Số học ở tiểu học. Cho ví dụ về việc thực hiện các mục tiêu đó trong một bài học cụ thể.
- Phân tích các đặc điểm cấu trúc nội dung Số học ở tiểu học.
- Trình bày các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng khi dạy học Số tự nhiên, số thập phân và phân số. Cho ví dụ để minh họa.
- Dạy học các khái niệm số: Số tự nhiên, phân số, số thập phân (các các định nghĩa, cách trình bày của SGK, yêu cầu cần đạt được). Cho các ví dụ để minh họa.
- Trình bày các hoạt động chủ yếu khi dạy học một phép tính Số học. Cho ví dụ minh họa khi dạy học phép cộng, trừ, nhân, chia trên các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Dạy học Các yếu tố hình học ở tiểu học
- Phân tích các mục tiêu của dạy học Các yếu tố hình học ở tiểu học. Cho ví dụ về việc thực hiện các mục tiêu đó trong một bài học cụ thể.
- Phân tích các đặc điểm cấu trúc nội dung Các yếu tố hình học ở mỗi lớp.
- Trình bày các lưu ý về mặt phương pháp khi dạy học Các yếu tố hình học ở tiểu học. Cho các ví dụ để minh họa.
- Dạy học các khái niệm và quy tắc hình học ở tiểu học: Các hoạt động chủ yếu của nội dung bài học, những lưu ý cần thiết khi dạy học, ví dụ minh họa.
III. Dạy học Đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học
- Phân tích các mục tiêu của dạy học Đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học. Cho ví dụ về việc thực hiện các mục tiêu đó trong một bài học cụ thể.
- Phân tích các đặc điểm cấu trúc nội dung Đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học.
- Quy trình dạy học các biểu tượng và phép đo đại lượng.
- Dạy học Giải toán có lời văn ở tiểu học
- Phân tích các mục tiêu của dạy học Giải toán có lời văn ở tiểu học. Cho ví dụ về việc thực hiện các mục tiêu đó trong một bài học cụ thể.
- Phân tích các đặc điểm cấu trúc nội dụng Giải toán có lời văn ở tiểu học.
- Quy trình dạy học Giải toán có lời văn ở tiểu học
- Thực hành giải toán ở tiểu học: Giải bài toán theo nhiều cách, hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, dự kiến những khó khăn và sai lầm mà học sinh có thể mắc phải khi giải toán.
Phần 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
- NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
- Nguyên tắc đặc trưng của dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
- Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc thực hành)
- Nguyên tắc phát triển tư duy
- Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của HS
- Các phương pháp thường sử dụng trong DH Tiếng Việt ở tiểu học
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp luyện theo mẫu
- Phương pháp giao tiếp
- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
- Phương pháp dạy học Học vần
- Nhiệm vụ cơ bản của dạy học Học vần
- Các phương pháp đặc trưng trong dạy học Học vần: phương pháp trực quan, phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp trò chơi học tập.
- Phương pháp dạy học Tập Viết
- Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS trong phân môn Tập Viết.
- Vận dụng một số nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc thực hành) vào dạy học Tập viết.
III. Phương pháp dạy học Chính tả
- Ảnh hưởng của đặc điểm chữ viết và ngữ âm TV đến việc DH Chính tả ở tiểu học.
- Vận dụng: Xây dựng bài tập Chính tả (bài tập bắt buộc, bài tập lựa chọn).
- Phương pháp dạy học Tập đọc
- Cơ sở khoa học của dạy học Tập đọc: (a) Chính âm và vấn đề luyện chính âm; (b) Trọng âm, ngữ điệu và ảnh hưởng đến luyện đọc thành tiếng; (c) Các bình diện ngữ nghĩa và ứng dụng luyện đọc hiểu.
- Vận dụng: (a) Sử dụng các phương pháp giải nghĩa từ trong DH Tập đọc; (b) Thiết kế kế hoạch dạy học rèn kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Phương pháp dạy học Luyện từ và câu
- Sự chi phối của nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích hợp đến nội dung và phương pháp DH Luyện từ và câu.
- Vận dụng: (a) Sử dụng các phương pháp đặc trưng (luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ) hướng dẫn HS thực hiện bài tập; (b) Phân tích mục tiêu, cơ sở ngôn ngữ học và thiết kế bài tập.
- Phương pháp dạy học Tập làm văn
- Hoạt động giao tiếp, ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào DH Tập làm văn
- Vận dụng: (a) Kĩ năng quan sát, kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý trong DH Tập làm văn; (b) Hướng dẫn HS thực hành một số kiểu bài tập Tập làm văn: BT luyện nói hội thoại, BT luyện viết văn bản nghệ thuật (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng).
VII. Phương pháp dạy học Kể chuyện
- Đặc trưng tính giao tiếp thể hiện qua một số kiểu bài DH Kể chuyện: phân vai, kể chuyện theo lời nhân vật, kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Vận dụng các phương pháp đặc trưng trong DH Kể chuyện: trực quan bằng hình vẽ, luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
3.1. Phần PPDH Toán
- Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2006).Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.Vũ Quốc Chung (Chủ biên) (2007). Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXBGD và NXBSP, Hà Nội.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên),Toán 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên),Toán 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên),Toán 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên),Toán 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên),Toán 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
- Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2002-2006),Hỏi – Đáp về dạy học Toán 1 (Toán 2, Toán 3, Toán 4, Toán 5), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Trần Bá Hoành (2006).Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- Nguyễn Phụ Hy (Chủ biên) (2000),Dạy học các tập hợp số ở tiểu học. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
- Kiều Đức Thành (Chủ biên) (2001),Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Thái Duy Tuyên (2006).Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB GD, Hà Nội.
3.2. Phần PPDH Tiếng Việt
- Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga (2007),Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm – NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Đặng Thị Lanh(cb)(2009), Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Thuyết(cb)(2009), Tiếng Việt 2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Thuyết(cb)(2002-2006), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng (2010),Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Nguyễn Trí (2009),Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- ĐỀ THI ỨNG VỚI ĐỀ CƯƠNG
– Câu 1: thuộc kiến thức phần A: 2.0 điểm
– Câu 2: thuộc kiến thức phần B: 3.0 điểm
– Câu 3: thuộc kiến thức phần C: 2.0 điểm
– Câu 4: thuộc kiến thức phần D: 3.0 điểm