LƯƠNG THIỆN CAO NHẤT
Vào buổi trưa của kỳ nghỉ mùa đông lúc học tiểu học, có một người đàn ông mang theo một cái bị đến trước cửa nhà, tay cầm một cái bát sứ bị nứt đi xin ăn, quần áo trên người rất bẩn, nhưng mặt ông lại khá sạch sẽ.
Ông ta thấy chúng tôi đang ăn cơm, liền hỏi chúng tôi liệu có thể cho ông thứ gì đó để ăn hoặc uống không, thậm chí là nước rửa nồi cũng được.
Bên ngoài cửa có người vợ ốm yếu của ông đang nằm trên xe.
Ngay lúc đó, một người hàng xóm ở cạnh nhà tôi, nói rằng cứ đưa đại cho ông ta miếng bánh màn dư, để ông đi đi. Nhưng bà nội đã buông đũa xuống, kêu mẹ mang một nửa số bánh vừa ra lò cho ông ta, và còn nói bố cho họ ít tiền nữa.
Người đàn ông đó đã cầm lấy bánh, nhưng khăng khăng không nhận tiền. Cuối cùng, bố cũng nhét được tiền cho ông ta.
Người hàng xóm không hiểu, cứ buông lời châm chọc, còn nói rằng chúng tôi thật có tiền.
Bà nội thở dài, nói rằng để nuôi sống mấy đứa con, ngày xưa bà cũng đã đi xin ăn như thế, lúc đón năm mới được ăn lá khoai môn là may lắm rồi. Điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bà là có một gia đình kia đã cho bà một cái bánh bột bắp.
Chuyện này đã ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thơ của tôi, khiến tôi ghi nhớ mãi trong lòng.
Nhiều khi chúng ta cảm thông cho người khác, kỳ thực là đang cảm thông cho chính bản thân mình.
Sự lương thiện cao nhất chính là phải học được đồng cảm, điều gì mình muốn thì hãy cho người khác, điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác.