Con bạn thật sự là một người nhút nhát, không thích học và không ham học hỏi, chính vì vậy mà kết quả học tập của em ngày càng sút kém. Bạn đang rất buồn phiền và lo lắng vì sự thờ ơ trong học tập của con mình. Bạn rất ngại mỗi lân đi họp phụ huynh bị cô phê bình rất nhiều về con.
Gia sư giỏi, một số kinh nghiệm khi làm gia sư
Hãy giải thoát khỏi những băn khoăn trăn trở đó bằng cách tìm cho con mình một gia sư giỏi thật sự hiểu được tâm lý của con mình và có phương pháp dạy học phù hợp để mong con ngày càng tiến bộ hơn. Gia sư giỏi không chỉ giúp con bạn có kết quả tốt trong học tập mà còn là một người bạn hiểu và có thể giáo dục tâm lý cho con bạn.
Ban đầu làm gia sư, bạn chỉ vì mục đích kiếm tiền cho cuộc sống mưu sinh, nhưng càng làm, bạn càng nảy sinh tình cảm với nghề của mình, đặc biệt là khi học sinh mình dạy kèm có chiều hướng tiến bộ, bạn sẽ thực sự đặt hoàn toàn tâm huyết của mình vào đó. Bạn muốn trở thành một gia sư giỏi không khó, ngoài kiến thức, bạn còn là người thầy dẫn dắt học sinh mình vượt qua rào cản, cạm bẫy của mọi thứ xung quanh để vươn tới một kết quả học tập tốt. Muốn vậy, bạn cần học hỏi một số kinh nghiệm sau đây:
Gia sư giỏi, kinh nghiệm buổi đầu làm gia sư
Buổi đầu làm gia sư là khởi đầu rất quan trọng cho mọi nỗ lực, cố gắng của bạn sau này, nó sẽ là nền tảng để bạn bước tiếp hay dừng lại nghề cao quý này. Nó là chìa khóa để mở rộng lòng tin của mọi học sinh cũng như các bậc phụ huynh của họ vậy. Trong buổi làm gia sư đầu tiên này, kinh nghiệm gia sư lý lâu năm của chúng tôi khuyên bạn một số điều bổ ích sau đây:
· Trước tiên, buổi đầu gặp mặt, bạn cần lấy được lòng tin của học sinh và phụ huynh bằng sự thật thà và nhiệt tình chứ không phải là “đầu môi chót lưỡi”. Bạn cần trao đổi với học sinh cũng như phụ huynh học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.
· Sau đó, bạn nên chuẩn bị một bài test ngắn dành cho học sinh để kiểm tra, nắm bắt được trình độ của học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Bạn cần tiếp xúc, nói chuyện với học sinh để nắm bắt tâm lý, ưu và nhược điểm của học sinh để có chương trình và mục tiêu dạy tốt nhất với từng đối tượng học sinh.
· Bạn nên dành khoảng từ 10 đến 15 phút trong buổi đầu tiên để làm quen, lắng nghe những chia sẻ của học sinh, những khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình trên lớp. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc làm một người thầy về kiến thức, hãy là một người bạn thân thiết của học trò mình, có như vậy bạn mới làm được công việc gia sư đầy khó khăn và thử thách này. Hãy tạo sự hứng thú cho học sinh thay vì bạn quá nghiêm khắc làm học sinh chỉ sợ mà không nể, như vậy thì thời gian làm gia sư của bạn sẽ không tồn tại được trong lòng phụ huynh và học sinh.
Bạn thấy đấy, làm gia sư không khó nhưng để có được sự tín nhiệm cao của phụ huynh và học sinh thì cực kì khó. Gia sư giỏi phải là người được học sinh yêu quý, được phụ huynh nể trọng. Hy vọng bạn sẽ làm được điều đó qua những kinh nghiệm chia sẻ nhỏ nhoi của chúng tôi!
Thông tin bạn cần biết thêm: