Toán học là một môn học vô cùng quan trọng của mỗi học sinh. Ngay từ khi bắt đầu đi học, bạn đã được làm quen với những con số. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vận dụng những những con số ấy một cách hiệu quả. Hiểu được điều này, em xin mách các bậc phụ huynh cách dạy trẻ lớp 1 học toánhiệu quả.
Qua bài viết 05 cách dạy trẻ lớp 1 học toán 2019 đơn giản dành cho cha mẹ website
https://giasunhatgiaminh.com sẽ chia sẽ cho các bậc phụ huynh có những kiến thức để học cùng con một cách hiệu quả
Cách Dạy Con Học Toán Lớp 1 Hiệu Quả
GIÚP BÉ HỌC TOÁN. HÃY MUA NGAY BỘ ĐỒ CHƠI THÔNG MINH
Bước 1: Chữ số có ý nghĩa là gì
Đầu tiên, các mẹ hãy giúp cho con mình có những tư duy ngay từ đầu về những con số và ý nghĩa của chúng. Đây là bước rất quan trọng để bé có thể làm quen với những con số trước khi các bé được học những phép toán cộng, trừ.
Nếu như các bé không hiểu được ý nghĩa của các con số thì việc học toán của bé cũng trở nên vô ích.
Lấy ví dụ về một trường hợp cụ thể trong việc dạy toán lớp 1 : Các mẹ hãy hỏi bé có bao nhiêu phương pháp để tạo ra số 8? Lúc ấy trẻ sẽ sử dụng não bộ của mình để tư duy và đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Đây là bước các mẹ nên dạy bé đếm cách số
Có nghĩa là các mẹ dạy bé đếm riêng các số chẵn: 0,2,4,6,8,…
Và dạy bé đếm riêng các số lẻ: 1,3,5,7,9,…
Và cứ đếm cách số như vậy, lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen.
Bước 3: Đây là bước các mẹ nên sử dụng các thiết hỗ trợ
Có nghĩa là bố mẹ sẽ sử dụng các công cụ như que tính, bao diêm hay viên bi. Có thể đưa ra những câu đố cho trẻ về những vật dụng hỗ trợ đó.
Đây là cách hoàn toàn hữu hiệu vì những vật dụng này là những thứ đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập của trẻ.
Bước 4: Sử dụng những mẹo toán
Cha mẹ nên kết hợp những con số đặc biệt với nhau để tạo sự thích thú cho trẻ trong quá trình học tập.
Cha mẹ có thể sử dụng các phép cộng trừ như 101-1= bao nhiêu hay 50+0= bao nhiêu?
Bước 5: Cha mẹ nên thay đổi phương thức học nếu thấy phương pháp cũ không hiệu quả
Nếu các mẹ thấy con mình chán nản với những phương pháp cũ thì bạn nên thử đổi phương pháp xem sao.
Các mẹ hãy thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy con, có thể kết hợp vừa học vừa chơi, tạo tinh thần thoải mái nhất cho trẻ để bé có một tâm thế sẵn sàng học hỏi.
Những Khó Khăn Khi Trẻ Học Toán Lớp 1
Học toán lớp 1 thật sự là môn học rất quan trọng, nó đặt nền móng cho cả quá trình học tập của bé sau này. Vậy nên nếu bé gặp khó khăn ngay từ bước đầu thì thật sự là một điều đáng lo ngại.
Đầu tiên là việc trẻ bắt đầu làm quen với sự chuẩn mực, sự hoàn hảo của những con số mà trước đó trẻ chưa từng trải qua. Những con số này chỉ có tính đúng hoặc sai.
Hơn nữa, những con số có thể sẽ khiến cho trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi và chán nản.
Bên cạnh đó, một đứa trẻ trước đó quen với lối sống tự do, không bị bó buộc nay lại bị mẹ và cô giáo dạy, rèn rũa. Điều này chắc hẳn sẽ gây cho trẻ sự chán nản, sự không tự do, từ đó dẫn đến việc sợ học của trẻ
Một điều quan trọng nữa là trẻ phải đối diện với những điểm số. Trẻ bị áp lực bởi những điểm số của các bạn khác. Bản năng của trẻ lúc này sẽ thức dậy, trẻ sẽ có xu hướng sợ học vì sợ bị điểm kém, thua kém bạn bè, sợ bị cha mẹ và thầy cô trách mắng.
Nguyên nhân của những khó khăn này là gì?
Nguyên nhân khi trẻ gặp phải những khó khăn này xảy ra do cả yếu tố ngoại cảnh và do chính bản thân trẻ.
Toán vốn là một môn học cứng nhắc, không được mềm dẻo như văn hay nhẹ nhàng giải trí như âm nhạc, vì vậy nó rấ dễ tạo cho trẻ cảm giác chán nản, không thoải mái.
Bản tính của trẻ con là ưa nịnh, thích được vui chơi, nhưng đối với toán, một môn học cứng nhắc đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ thì mới có thể tiến bộ được.
Bắt đầu học toán lớp 1 thì cũng là lúc trẻ phải học thêm nhiều môn học khác như ngữ văn, tiếng Anh, âm nhạc, mĩ thuật,… Điều này có thể sẽ là khó khăn đối với nhiều trẻ, bởi chúng sẽ bị choáng ngợp với vốn kiến thức mà chúng phải nạp vào người mỗi ngày.
Hơn nữa, học trên sách vở nếu không được áp dụng nhiều vào cuộc sống bên ngoài thì điều đó sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa.
Cách dạy bé phát âm các chữ cái hiệu quả lớp 1
Cách dạy trẻ lớp 1 học môntập đọc lớp 1 có rất nhiều cách. Tuy nhiên để chọn được một cách thật sự hiệu quả là điều không hề dễ dàng.
Việc cho trẻ nhận diện mặt chữ là điều rất quan trọng. Thế nhưng các mẹ không nên cho trẻ học theo lối học vẹt, máy móc. Các mẹ hãy kết hợp các chữ với những con vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, ví dụ như: mẹ, bố, con gà, cái cây,…
Hơn nữa, mối khi dạy bé học chữ, các mẹ hãy dùng tay con chỉ vào mặt chữ, cho bé cảm giác biết tư duy, biết chủ động trong việc học. Dạy thêm bé phát âm ngoài việc nhớ mặt chữ.
Ngoài ra, cha mẹ hãy kèm theo những hình ảnh sinh động, thân thiện với cuộc sống hàng ngày của trẻ để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên tạo áp lực cho trẻ. Hãy động viên con một cách nhẹ nhàng. Không nên mắng hay dùng những lời lẽ nặng lời với trẻ. Khi ấy trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, không có tinh thần học. Hiệu quả của việc học sẽ bị giảm xuống.
Nếu con yêu trong quá trình học tập đọc lớp 1 quên bài thì hãy nhắc nhở bé một cách nhẹ nhàng, tránh gây kích động cho trẻ.
Có Nên Cho Trẻ Lớp 1 Học Thêm
Theo quan điểm của cá nhân em, có con vừa mới bước vào lớp 1 thì:
Câu trả lời là: Không
Các mẹ không cần phải cho con đi học thêm toán hay môn học nào đó trước hoặc trong thời gian con học lớp 1.
Bởi vì, ở độ tuổi này các con nên được học các kỹ năng phát triển bản thân hơn là nghiên cứu các bộ môn khoa học.
Trẻ sẽ tiếp thu được kiến thức khi chúng thực sự thích, hãy tạo ra niềm hứng thú vừa chơi vừa học thay vì ép buộc con học.
Đừng vì ích kỷ bản thân mà đánh mất tuổi thơ của trẻ nhé các mẹ.
Hiện Tượng Cha Mẹ Gây Áp Lực Cho Con Cái
Ngày nay, vì áp lực muốn con nhanh chóng thành tài mà các mẹ thường tự gây áp lực cho mình và lên con trẻ từ ngay lúc con mới bước vào lớp 1.
Hàng xóm nhà em con mới vào lớp 1 nhưng trước đó đã mời giáo viên về gia sư kèm cặp học đọc, học viết, học toán,…
Kết quả là mới lớp 1 nhưng đã đeo cặp kính dày cộp. Một sự đánh đổi không hề rẻ chút nào. Thành tài đâu em chưa thấy nhưng sức khỏe của con, tuổi thơ của con sẽ không trọn vẹn.
Trong thời đại 4.0, chúng ta không nên nuôi con theo kiểu gà công nghiệp như vậy. Hãy để trẻ tự quyết định sự học của mình dựa trên định hướng uốn nắn của cha mẹ.
Cha mẹ nên là người tạo ra niềm vui niềm hứng thú cho trẻ khi học. Chứ không phải tạo ra áp lực bắt con phải học, phải cố nhồi nhét vào đầu những thứ con không thích.
Nên tự đặt mình vào vị trí của con hiện tại. Bởi vì ngày xưa mình cũng vậy, cũng thích chơi đùa cùng bạn bè, do đó sẽ vô cùng hiệu quả nếu các mẹ tìm ra phương pháp giúp con chơi mà học, học mà chơi. Trẻ chỉ nhớ lâu và tự giác học nếu thấy sự hứng thú trong công việc đó.
Lời Kết
Trên đây là những cách dạy trẻ lớp 1 học toánhiệu quả, chúng là sự kết hợp tích cực giữa cả phụ huynh và học sinh. Sự kết hợp ấy phải thật sự nhuần nhuyễn mới tạo ra được hiệu quả.
Bài viết này các mẹ đã biết được các thông tin:
- Một số bước dạy trẻ làm quan với phép tính đơn giản cộng trừ.
- Các khó khăn trẻ lớp 1 gặp phải khi học toán.
- Học thêm khi trẻ lớp 1 liệu có cần thiết?
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bớt áp lực khi dạy con học.
Cách dạy con học toán lớp 1 nhanh và hiệu quả nhất?
Cách dạy con học toán lớp 1 hiệu quả nhất? Để chuẩn bị tâm lý cho con khi vào lớp 1 thì các bậc cha mẹ không chỉ động viên con về mặt tinh thần mà còn phải trang bị những kiến thức về môn học mà con sẽ được học trong chương trình lớp 1. Trong số đó có môn Toán – môn học khá khó và quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Hôm nay, Gia sư Thanh Hóa sẽ chia sẻ đến các phụ huynh về cách dạy con học toán lớp 1.
Cách dạy con học toán lớp 1 hiệu quả
Môn toán lớp 1 thường thiết kế với nội dung đơn giản, không khó về mặt logic nhưng để có phương pháp giúp trẻ làm quen với môn học này hiệu quả thì đó là vấn đề lớn. Cha mẹ muốn dạy con học toán ở nhà cần có kỹ năng truyền đạt, tạo ra nền tảng cho trẻ khi mới đầu làm quen với toán.
Rất nhiều phụ huynh có thói quen áp đặt, bắt con phải học theo nguyên tắc của mình. Nhưng đó không phải là phương pháp đúng mà đang sai lệch đi chuẩn mực để giúp con học được môn toán (và cả nhiều môn học khác).
1. Phương pháp tạo tâm lý cho trẻ khi học toán
Trước khi học, cảm xúc cũng rất quan trọng để trẻ có tiếp thu được kiến thức hay không. Để trẻ hứng thú với môn toán có vẻ khô khan, bạn phải khơi gợi sự tò mò của trẻ về môn học mới này. Trong độ tuổi đang phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần, có thể con sẽ ham chơi, không mấy hứng thú với việc học nhưng cha mẹ hãy thật từ tốn nhắc nhở, đừng vội quát tháo, bắt buộc con phải thế nọ thế kia. Đây là giai đoạn quan trọng nên bạn cần kiên nhẫn dạy bảo con.
Để con luôn cảm thấy thoải mái mỗi lần ngồi vào bàn học, bạn có thể kể cho con nghe về thời đi học của mình, về những kinh nghiệm khi mới đầu học toán ra sao, hoặc kỷ niệm về tuổi thơ,… Điều này tuy có vẻ không có gì mới mẻ nhưng sẽ là phương pháp để con tò mò và muốn thử xem môn toán ấy có gì thú vị.
Bày tỏ sự cảm thông cũng là cách để con không bị buồn chán nếu chẳng may đến lớp bị thua kém với bạn bè. Bạn nên nói năng nhỏ nhẹ, hỏi han con xem con còn gặp khó khăn gì khi học toán, còn khúc mắc nào không hiểu ở trường thì phải hỏi ngay giáo viên hoặc về nhà hỏi bố mẹ. Thường xuyên sử dụng nhưng kiểu câu: “mẹ nghĩ là”, “theo mẹ thì”,… để con thấy thoải mái khi hỏi vấn đề gì đó với cha mẹ.
2. Dạy toán theo các bước tuần tự
Học môn toán sẽ hiệu quả hơn khi cha mẹ cho con thực hành các bài học theo các bước. Bởi mới đầu, khi tiếp xúc với toán học, tư duy logic của trẻ vẫn còn đang phát triển nên cần phải học theo từng bước một. Đầu tiên, bạn có thể cho trẻ học toán qua trò chơi, hoặc thực hành đếm số các đồ vật trong nhà, những vật bé gần gũi nhất.
Bạn cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi mang tính suy luận trí óc như “trong nhà có mấy ô cửa, con có bao nhiêu bộ đồ chơi,…” để trẻ có dịp thực hành đếm số, tự suy nghĩ, định hình trong đầu.
5 bước giúp trẻ học toán lớp 1
Bước 1: Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số
Bước đầu tiên khi học toán chính là làm quen với con số. Ngoài được học đếm số ra, bạn hãy cho trẻ hiểu được ý nghĩa của các con số đó, như thế nào là phép cộng, trừ. Nếu thiếu đi một số trong dãy số từ 0 đến 10 hay 100 sẽ ra sao…
Bước 2: Dạy trẻ cách đếm nhảy
Đếm nhảy nghĩa là các con số cách đều nhau 2 đơn vị. Chẳng hạn là 0, 2, 4, 6, 8, 10,… Sau đó, bạn hãy giải thích tại sao lại có dãy số này, đó là vì phép cộng giữa số liền kề để được số kế tiếp.
Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ
Các trò chơi logic được thiết kế cho trẻ lớp 1 được bày bán rất nhiều tại các văn phòng phẩm. Bạn hãy mua cho trẻ những bộ trò chơi này để con được thực hành với các phép toán hoặc tập ghép các chữ số lại với nhau đã cho sẵn để được dãy số hoàn chỉnh. Hoặc bạn hãy cho con thử tưởng tượng bằng cách cất đi bộ que tính hay thành phần trong mỗi bộ đồ chơi để xem con có biết còn thiếu bao nhiêu.
Bước 4: Dùng thủ thuật thú vị
Bạn có thể dùng câu đố vui hoặc phép cộng với số 0 để con tự suy nghĩ, lập luận như thế nào. Chẳng hạn: 10 + 0 = ? hay 9 – 0 = ?
Bước 5: Thay đổi hình thức học
Thay vì học bài trên sách vở, bạn hãy cho con thử theo cách học khác như thực hành toán học qua các trò chơi, qua bài hát để không gây cảm giác nhàm chán khi học toán.
Lưu ý: Cha mẹ không nên cho trẻ tập đếm tay khi làm phép cộng trừ vì như vậy sẽ tạo thành thói quen khó sửa trong tương lai và làm trẻ bị phụ thuộc vào lối tư duy đếm tay. Thay vào đó có thể dùng que tính, và chỉ trong thời gian đầu thì áp dụng nhưng về sau, khi đã thành thục rồi thì hãy để con tự tính nhẩm.
Với những cách dạy con học toán lớp 1 mà Wedo – wegood đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ áp dụng cho con học toán sao cho hiệu quả nhất. Kiến thức không nhiều nhưng quan trọng là cách dạy của chúng ta ra sao để trẻ dễ hiểu về bộ môn logic này.