Môn Toán là môn học rất quan trọng đối với mỗi người. Đóng vai trò là môn học nền tảng, dù thích hay không thích thì tất cả các bạn đều phải học môn Toán. Đặc biệt là đối với các bạn đang học lớp 9, vì môn Toán là một trong 3 môn học bắt buộc trong kì thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 hiện nay. Không chỉ vậy, Toán còn là môn thi xuất hiện trong tất cả các kì thi theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
Đợi đã!
Trước khi đọc bài viết này, bạn nên ghé qua đọc bài viết này của tớ nhé:
Học tốt môn Toán mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân bạn không chỉ giúp bạn rèn luyện được thói quen tập trung tốt, giải quyết vấn đề thực tế nhanh, tư duy tốt mà còn nhạy bén hơn khi gặp các tình huống khó. Trên thực tế, những người học giỏi môn Toán hầu hết đều là những người thành công, họ có thể làm mọi ngành nghề yêu thích như làm kinh tế, làm ngân hàng…
- Làm thế nào để học môn Toán lớp 9 hiệu quả?
- Bằng cách nào để có phương pháp giải toán khoa học chính xác trong kì thi tuyển sinh sắp tới?
- Làm sao để đạt điểm tuyệt đối trong bài thi Toán lớp 9?
- Những cách học giỏi toán lớp 9 bao gồm những gì…
Cấu trúc chương trình học môn Toán lớp 9 theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay:
- Phần Đại Số
- Căn bậc hai. Căn bậc ba
- Hàm số bậc nhất
- Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
- Phương trình bậc hai một ẩn
- Phần Hình Học
- Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Đường tròn
- Góc với đường tròn
- Hình trụ – hình nón – hình cầu
Sau đây là vài dòng chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm cách học môn Toán lớp 9 của tôi trong quãng thời gian học ở lớp 9:
Như chúng ta đều biết môn Toán lớp 9 có 2 phần Đại Số và Hình Học. Với chương trình Toán lớp 9, theo ý kiến của đa số các bạn đã và đang học lớp 9 hiện nay thì phần Đại Số có vẻ dễ “lấy điểm” hơn phần Hình Học. Các bạn hay gặp rắc rối về phần Đường Tròn. Nguyên nhân chủ yếu là do cách chúng ta vẽ hình chưa chuẩn, chưa chính xác dẫn đến khó xác định được phương pháp giải cho đề bài yêu cầu. Chính vì lý do đó, các bạn thường có tâm lý chung là cố gắng tập trung học phần Đại Số thật kĩ để “bù đắp” điểm số cho phần Hình Học! Vậy đây có phải là cách tốt nhất để giành lấy điểm số cao trong các kì thi hay không? Lời khuyên của cá nhân tôi dành cho các bạn đã – đang – sẽ học môn Toán lớp 9 là các bạn nên cố gắng tìm cho mình một phương pháp thích hợp nhất để cải thiện kĩ năng giải toán hình học vì nếu các bạn chỉ tập trung học một phần thôi thì xác suất đạt điểm tuyệt đối trong bài thi là rất thấp. Các bạn phải có đầy đủ kiến thức của cả hai phần, nắm vững được cách giải tất cả các dạng bài hay xuất hiện trong những bài thi gần đây nhất.
- Vậy ngay bây giờ chúng ta nên làm gì để học tốt môn Toán lớp 9?
Gia sư tại nhà có phải là giải pháp giúp học toán tốt hơn?
Trung tâm Gia Sư Nhật Gia Minh xin chia sẽ với các bạn những phương pháp học tốt môn Toán lớp 9 để có kết quả thi thật tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới nhé!
- Học kĩ lý thuyết các khái niệm, định nghĩa, định lý ở mỗi bài kể cả phần đại số và hình học
- Luyện tập kĩ năng vẽ hình cho phần hình học: hình vẽ cần rõ ràng, chính xác, cẩn thận và tỉ mỉ để có thể tìm ra phương pháp giải toán một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
- Cần hệ thống và ghi nhớ thật kĩ các kiến thức toán đã được học ở các lớp 6, 7, 8 đặc biệt là kiến thức trọng tâm ở lớp 9. Tất cả các phần kiến thức trong môn toán có tính liên tục, logic chặt chẽ với nhau. Vì vậy nếu các bạn bị thiếu kiến thức cơ bản ở các lớp dưới thì việc học tốt môn toán ở lớp 9 rất khó khăn đặc biệt các phần kiến thức của lớp 8 như phép nhân chia đa thức, phân thức đại số, tam giác đồng dạng, đường tròn là những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất để học tốt toán lớp 9.
- Cần luyện tập kĩ năng giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao: thật sự thì việc học tốt môn Toán lớp 9 trên lớp không hề khó nếu bạn có được phương pháp và cách luyện tập hợp lý. Đầu tiên các bạn cần luyện tập với các bài toán, các dạng đề cơ bản nhất trong sách giáo khoa và sách bài tập. Sau khi đã hoàn thành nhuần nhuyễn các dạng đề đó thì việc tiếp theo là tìm kiếm các đề nâng cao , các dạng bài tập mới, lạ trong sách tham khảo để luyện tập thêm. Việc làm nhiều bài tập như thế sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho các bạn, giúp bạn không phải bối rối và có khả năng giải chúng nhanh hơn khi gặp các dạng toán lạ trong đề thi, đề kiểm tra.
- Tìm thật nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau để tham khảo, luyện tập thêm. Xem các video hướng dẫn giải các dạng toán thường xuất hiện trong đề kiểm tra của một số thầy cô giáo giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm luyện thi trên cả nước .
- Không ngừng tìm tòi và học hỏi các cách giải toán của các bạn học giỏi, của các thầy cô giáo rồi từ đó chọn lọc cho mình một phương pháp chuẩn nhất, phù hợp với yêu cầu đề bài. Chỉ có như vậy các bạn mới có thể đạt điểm tuyệt đối, giành lấy cơ hội vào trường chuyên trên địa bàn Thanh hÓa
Nguồn tài liệu giúp bạn khai thác được nhiều đề thi hay, bổ ích:
- http://tin.tuyensinh247.com/vao-lop-10-c29.html
- https://hocmai.vn/tai-nguyen/11864/de-thi-vao-lop-10.html
Link tham khảo các kênh bài giảng online của một số tiến sĩ, thạc sĩ nổi tiếng hiện nay:
BÍ KÍP LÀM HIỆU QUẢ TOÁN TRẮC NGHIỆM
Sau bài viết này, tôi hy vọng không chỉ các bạn đang học lớp 9 mà tất cả các bạn đang còn học môn học này có thể tìm cho mình cách học phù hợp nhất để có được kết quả đáng mơ ước. Nếu những tài liệu trên mà không thể giúp cho bạn hay con bạn có được kết quả tốt. Dịch vụ gia sư dạy toán lớp 9 tại nhà tại Trung Tâm Nhật Gia Minh sẽ là giải pháp giúp bạn vượt qua vấn đề này.
Đừng ngần ngại, liên hệ Trung Tâm Nhật Gia Minh đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể tìm gia sư toán lớp 9 tại Thanh Hóaphù hợp cho con/em.
Các dạng bài tập Toán 9 ôn thi vào lớp 10
VẤN ĐỀ I: RÚT GỌN BIỂU THỨC
Câu 1: Rút gọn các biểu thức sau:
Câu 2: Cho biểu thức:
1) Tìm điều kiện của x để biểu thức A có nghĩa .
2) Rút gọn biểu thức A .
3) Giải phương trình theo x khi A = -2 .
Câu 3: Cho biểu thức:
a) Với những giá trị nào của a thì A xác định.
b) Rút gọn biểu thức A .
c) Với những giá trị nguyên nào của a thì A có giá trị nguyên .
Câu 4:
a) Rút gọn biểu thức:
b) Chứng minh rằng 0 ≤ C < 1
Câu 5: Cho biểu thức
a) Rút gọn Q.
b) Tính giá trị của Q khi a = 3 + 2√2.
c) Tìm các giá trị của Q sao cho Q < 0.
Câu 6: Cho biểu thức
a) Tìm điều kiện của x để P có nghĩa.
b) Rút gọn P.
c) Tìm các giá trị của x để P = 6/5.
Câu 7: Cho biểu thức
a) Tìm điều kiện của x để P có nghĩa.
b) Rút gọn P.
c) Tím các giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên.
Câu 8: Cho biểu thức
a) Rút gọn P.
b) Tìm các giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên.
c) Tìm GTNN của P và giá trị tương ứng của x.
Câu 9: Cho biểu thức
a) Rút gọn P.
b) Tìm các giá trị của x để P > 0.
c) Tính giá trị của P khi x = 7 – 4√3.
d) Tìm GTLN của P và giá trị tương ứng của x.
VẤN ĐỀ II: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH – HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Câu 1: Giải phương trình và hệ phương trình:
Câu 2: Giải các phương trình sau:
Câu 3: Giải phương trình và hệ phương trình sau:
Câu 4: Cho phương trình bậc hai: x2 + √3x – √5 và gọi hai nghiệm của phương trình là x1 và x2. Không giải phương trình, tính giá trị của các biểu thức sau:
Câu 5: Giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình sau:
Câu 6: Cho phương trình bậc hai ẩn số x: x2 – 2(m + 1)x + m – 4 = 0 (1).
a) Giải phương trình (1) khi m = -5.
b) Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt x1; x2 với mọi giá trị của m.
c) Tìm GTNN của biểu thức M = |x1 – x2|.
Câu 7: Cho phương trình bậc hai ẩn số x: x2 – 2mx – m2 – 1 = 0. (1)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Hảy tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm x1, x2 của phương trình mà không phụ thuộc vào m.
c) Tìm m thỏa mãn hệ thức .
Câu 8: Cho phương trình bậc hai ẩn số x: x2 – 2(m + 1)x + m – 4 = 0. (1)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm phân biệt của phương trình (1). Tìm m để 3( x1 + x2) = 5x1x2.
Câu 9: Cho phương trình x2 – 2(m – 1)x + 2m – 5 = 0
a) Chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu. Khi đó hai nghiệm mang dấu gì?
c) Tìm GTLN của biểu thức A = 4x1x2 – x12 – x22.
Câu 10: Cho Phương trình bậc hai ẩn số x: x2 – 4x – m2 – 1 = 0 (1)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi giá trị của m.
b) Tính giá trị biểu thức A = x12 + x22 biết 2x1 + 3x2 = 13, (x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1)).
Câu 11: Cho phương trình bậc hai ẩn số x: x2 – (m – 1)x – m2 + m – 2 = 0 (1)
a) Chứng minh phương trinh (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Tim những giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu.
c) Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm m để x13 + x23 > 0.
Câu 12: Cho phương trình: x2 – mx + m – 1 = 0 (m là tham số).
a) Chứng tỏ phương trình luôn có hai nghiệm x1, x2 với mọi giá trị của m. Tính nghiệm kép (nếu có) của phương trình.
b) Tìm m sao cho phương trình có nghiệm này gấp hai lần nghiệm kia.
c) Đặt A = x12 + x22 – 6x1x2.
1. Tìm m để A = 8.
2. Tìm giá trị nhỏ nhất của A.
Câu 13: Cho phương trình: x2 – 2(2m + 1)x + 2m – 4 = 0.
a) Giải phương trình khi m = 1 và chứng tỏ tích hai nghiệm của phương trình luôn nhỏ hơn 1.
b) Có giá trị nào của m để phương trình có nghiệm kép không?
c) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình, chứng minh rằng biểu thức: M = x1(1 – x2) + x2(1 – x1) là một hằng số.
Câu 14: Cho phương trình x2 – (m – 1)x – m2 + m – 2 = 0.
a) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu.
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng x12 + x22, trong đó x1, x2 là hai nghiệm của phương trình.
c) Tìm m để x1 = 2x2.