5 NGUYÊN TẮC SỐNG BÌNH AN (Tham khảo từ nhiều vị thầy lớn)
Có nghĩa là chúng ta ý thức được sự sống là một điều kỳ diệu. Để hợp thành một thực thể của sự sống cần rất nhiều “duyên” kết hợp và năng lượng trong vũ trụ mà thành.
Nhìn vào một cái cây ta thấy được “sự sống kì diệu”, những cơ chế vi tế được vận hành một cách hoàn hảo đến kỳ lạ. Ở những động vật này, thì sự cấu thành đó còn tinh vi hơn và hội tụ càng nhiều hơn năng lượng của trời đất.
Để dễ hình dung, chúng ta thử nhớ xem mình có khoảnh khắc nào đó ngắm một cái cây rất kỹ hay đứng dưới một bóng cây cổ thụ, cảm nhận sự ấm áp và mát mẻ của nó, ta chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ồ” với thiên nhiên.
Chúng ta sống trong trời đất này cần thực phẩm để nuôi dưỡng và nuôi sống thân mạng. Nhưng chúng ta phải ý thức rất rõ mối liên hệ của mình với tự nhiên. Ý thức được sự tồn tại của mình chính là nhờ sự vay mượn của vũ trụ và các loài sinh vật khác.
Chính vì ý thức được điều đó, mà khi lựa chọn ăn uống chúng ta có được sự tỉnh giác để biết nên lựa chọn điều gì. Cũng như trong các liên hệ xã hội, luật vay mượn trong vũ trụ cũng tuân theo quy luật công bằng. Vay mượn nhiều thì tổn phước, vay nhiều thì phải tìm cách trả nhiều nếu không thì sẽ trở thành nợ. Và sau này khi tích luỹ nó thành nghiệp của mình, thì ta không phải trả bằng cách này thì bằng cách khác (vay thực phẩm xa xỉ, lãng phí đồ ăn sẽ phải trả về tình cảm, đau ốm, tài chính…Nếu nợ sinh mạng càng nhiều thì món nợ này sẽ rất lớn
Ta luôn giữ cho mình ý thức này để nuôi dưỡng phẩm chất: Tôn trọng, quý trọng và bảo vệ sự sống từ Thực vật cho đến Động vật. Bởi đó là những thực thể thiêng liêng của tạo hoá, bảo vệ các loài sinh vật chính là đang bảo vệ nguồn “sống” từ người mẹ chung của chúng ta – mẹ thiên nhiên.
Đừng vì sự vô tình/cố ý lảng tránh sự hiểu biết đúng đắn hay chiều theo những những đòi hỏi, ham muốn hưởng thụ thân xác mà đánh mất đi một phẩm chất tốt đẹp, chỉ dành cho những người thực sự muốn tìm thấy sự bình an trong tâm hồn và phát triển tình thương yêu lớn rộng đến cả muôn loài. “Con xin nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành kẻ giết hại sinh mạng. Mà còn học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi loài”
Chúng ta biết rằng, tất cả luật pháp và nền đạo đức của bất cứ quốc gia nào đều cho trộm cướp là một điều rất xấu xa.
Vậy nên người nào dung dưỡng hành động này của mình từ ý nghiệp (suy nghĩ) hay hành động thì sẽ không bao giờ có được sự bình an thật sự trong tâm hồn.
Ở mức độ “dễ thấy” thì ta rất dễ nhận ra những hành vi này để kịp “răn đe” chính mình hay người khác. Nhưng ở một mức độ vi tế hơn thì cần phải có sự tỉnh táo và ý thức cực kỳ cao, để phân tích “nhân – quả” xem điều đó đúng hay sai, sự việc tích luỹ lâu ngày và lan ra thì sẽ dẫn tới điều gì?
Ví dụ: bán hàng nói thách giá, dùng sản phẩm trí tuệ của người khác không xin phép, xin tiền từ một quỹ từ thiện..
Ẩn đằng sau đó là lòng tham và ý muốn chiếm đoạt tài sản của người khác (trí tuệ, thời gian, tiền…) Luôn luôn ý thức về điều này để giữ cho thân tâm trong sạch, đó là một bí quyết để giữ được sự bình an đến tận sâu thẳm bên trong (sự bình an có trí tuệ)
“Con nguyện không chiếm đoạt bất cứ món của cải nào của ai khác, không tán thành kẻ khác chiếm đoạt gây bất công xã hội mà còn học theo hạnh đại từ hiến tặng tài vật, năng lực, thời giờ cũng như niềm vui sống an lành cho mọi người, để nhìn thấy cuộc sống này tốt đẹp hơn”
Khi đã hiểu về việc tôn trọng sinh mạng, chúng ta cũng cần hiểu về những nguyên tắc khi đụng chạm, xâm phạm đến thân thể của người khác.
Nếu chúng ta đụng chạm người không phải là chồng, hoặc vợ (người mà ta tự nguyện cam kết đồng hành, gắn bó, yêu thương và cùng xây dựng cuộc sống, hiến tặng 1 phần cuộc sống của mình để chịu trách nhiệm cho cuộc đời người đó) thì đang vi phạm vào nguyên tắc vay – trả của tự nhiên.
Món nợ này là một trong những món nợ lớn nhất, nếu không thực sự “bừng tỉnh”, chuyển hoá để làm nhiều điều tốt đẹp bù đắp lại thì cuộc sống người này sẽ đi dần vào bóng tối và không thể thoát ra được. Chúng ta cần hiểu rõ về việc này để tôn trọng thân thể của một người.
“Con nguyện không quan hệ tình dục với người không là vợ hay chồng của con. Không tán thành kẻ khác phản bội cam kết hôn phối, mà còn học theo tinh thần trách nhiệm để bảo vệ trẻ em, ngăn chặn không cho thói tà dâm gây ra đổ vỡ cho gia đình và xã hội”
Lời nói là diễn đạt của suy nghĩ. Nếu chúng ta nói những lời tốt đẹp thì những lời nói đó sẽ nuôi dưỡng, tưới tẩm hay khơi dậy những hạt giống tốt đẹp bên trong mọi người.
Còn nếu ta nói những lời nóng giận, oán trách, cao hứng lúc vui buồn thì có thể sẽ để lại những tổn thương cho người khác
Để tránh việc nói lỡ lời, những lời không mang tính xây dựng, ta cần rèn luyện cho mình chánh niệm trong khi nói (để ý lại sự nói năng của mình)
Có thể rèn luyện trong một thời gian để tạo thói quen bằng việc đặt ra 3 câu hỏi:
– Điều mình đang nói có đúng không?
– Nếu điều đó đúng thì có đáng nói không?
– Nếu đáng nói thì nên nói như thế nào?
Để không làm tổn thương, tổn hại đến người khác Khi đã quen rồi và thành thói quen thì ta vẫn luôn ý thức trau dồi lời nói của mình. Trau dồi cả 3 yếu tố Chân (chân thật, chân thành), Thiện (tạo ra năng lượng lành), Mỹ (ngôn từ nhẹ nhàng, dễ tiếp thu, dễ hiểu) Lời nói là một công cụ tuyệt vời để kết nối cũng có thể là một vũ khí để gây tổn hại mối quan hệ. Muốn sống bình an và có những mối quan hệ tuyệt vời chúng ta phải ý thức được sự ảnh hưởng của “lời nói”
“Con xin nguyện không nói những điều sai với sự thật, hay lan truyền tin tức chưa biết chắc là sự thật, không nói những lời gây chia rẽ hận thù, không nói ra những lời gây đau khổ cho người khác, hay phê bình, lên án những điều không biết chính xác… mà còn học theo hạnh ái ngữ để nói những lời chân thật, có giá trị xây dựng hiểu biết và thương yêu cho tất cả mọi người”
“Con người” nhạy cảm hơn bất cứ loài sinh vật nào. Điều đó khiến con người có nhiều khả năng tuyệt vời như chơi nhạc, sáng tác nghệ thuật, học hỏi tư duy logic…Nhưng chính vì sự cảm nhận nhanh nhạy đó, con người cũng rất dễ rơi vào bẫy của cảm xúc.
Khi một đối tượng nào đó khiến ta có cảm giác dễ chịu thì ta rất dễ mắc kẹt vào. Nếu không tỉnh táo để làm chủ trước những cảm xúc này thì đến một ngày ta rất dễ đánh mất tự do của chính mình và bị lệ thuộc vào đối tượng.
Các chất say sưa có thể là các chất gây nghiện như rượu, ma túy, thuốc lá…hay những thứ làm đảo lộn cuộc sống của mình, đưa cuộc sống của mình mất khỏi thế quân bình như game, chat chit, smartphone,… Đối với những thói quen này, ta cần giữ ý thức về tác hại của chúng. Đồng thời cần hiểu cơ chế để từng bước thoát khỏi những trói buộc của nó.
Cốt lõi của việc giữ gìn, bảo vệ mình trước những thói quen này đó là “Dùng tâm để giữ”. Cần một Ý thức mạnh mẽ, và từng bước Rèn cho Tâm mình vững chắc
Nó không thay đổi liền ngay được, nhưng phải từng bước chuyển dịch trạng thái từ từ.
Người nào có Nghị lực thực sự mạnh mẽ thì có thể một bước, bước qua được ngay. Hãy ý thức thật rõ về các “kẻ cướp tự do” này và quyết tâm để thoát khỏi chúng.
“Con xin nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma tuý không sử dụng những sản phẩm có độc tố như là uỷ mị, tình dục, sợ hãi, bạo động qua sách báo, phim ảnh và chuyện trò mà còn học cách kiêng cữ và chuyển hoá, chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con”
Hãy luôn Ý thức để có một cuộc sống An nhiên tự tại và Tự do đích thực!
Câu Hỏi Thường Gặp
Tại sao quý phụ huynh nên chọn Gia Sư Nhật Gia Minh ?