“Đàn ông miệng rộng thì sang Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.”
“Phụ nữ gò má cao là tướng sát phu.”
“Phụ nữ có cằm dày hoặc hai cằm là tướng vượng phu ích tử.”
…….
Từ ngàn xưa, các cổ nhân đã dựa vào việc phân tích hình tướng của một người để phán đoán tính cách, số mệnh của người đó. “Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông.”. “Không chỉ trong Nhân Tướng Học mà cả trong Khoa Học cũng đã chứng minh rằng Tướng Số con người sẽ thể hiện ra Biểu Hiện Bên Ngoài của mỗi người.”
Ngày nay rất nhiều người trong số chúng ta tin tưởng và áp dụng những đúc kết này để phỏng đoán, nhận định về người khác hoặc để lựa chọn bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng…
Thế nhưng bản chất thuật Nhân Tướng không chỉ có vậy. Những điều ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Sự thật là hầu hết mọi người đều không nhận thức được rằng chính mình đang hiểu và áp dụng Nhân Tướng sai cách.
—–
Hãy ngẫm lại, có phải từ khi tìm hiểu về thuật xem Tướng, bói toán…bạn dường như trở nên lo lắng, bất an hơn? Bạn chột dạ, hoang mang nếu mình “trót lỡ” mang hình tướng xấu, rồi bạn ra sức tìm kiếm những nguồn lực bên ngoài để cố gắng “cải vận”?
Bạn “tìm lành, tránh dữ” bằng cách dò xét những đặc điểm (đa phần là điểm xấu) của người khác, để rồi nếu bắt gặp điểm không tốt thì bạn lập tức dị nghị, lánh xa?
Vô hình trung, chúng ta dán nhãn cho những người có tướng mạo không tốt ấy là: tiểu nhân, gian xảo, thâm hiểm, độc hại…dẫu cho ta chưa một lần tiếp xúc qua hoặc thử thấu hiểu con người, tâm tư họ.
Thực chất, “Nhìn hoa thì dễ, nhìn rễ thì khó”, việc xem tướng mạo bên ngoài chỉ là bề nổi của Nhân Tướng. Chúng ta có đến bốn khía cạnh khác nhau cần phải xét để có thể “nhìn thấu” trọn vẹn một người.
……
Nếu ví Nhân Tướng là một cái cây thì phần bề nổi ta đang xem là cành lá. Cành lá chính là Bộ vị (các bộ phận nhỏ trên khuôn mặt). Bộ vị cao – thấp, rộng – hẹp, dài – ngắn, nông – sâu…ra sao sẽ cho ta nắm được sơ bộ về tính cách của người đó.
Thứ hai ta xét đến phần Thân, là Gân xương, cốt cách. Chính là ta quan sát xem dáng vẻ, tác phong và cách họ đứng, ngồi, đi lại thế nào. Xem họ đi đứng vững vàng, chững chạc hay hấp tấp, liêu xiêu? Dáng đi thanh thoát, khoan thai hay nặng nề, chậm chạp?…
Rễ phụ là phần thứ ba, chính là ta xét về Thần – ánh mắt và Khí – giọng nói của một người. Xem ánh mắt họ tĩnh hay động, vui tươi hay u sầu, cương nghị hay sợ hãi…? Xét giọng nói họ vang khỏe, rõ ràng hay yếu ớt, lòng vòng?…để nắm được nội lực họ ra sao.
Cuối cùng đến phần quan trọng nhất – Bộ Rễ chính: là Hành vi, thái độ sống, cách đối nhân xử thế của người. Liệu họ có điềm tĩnh, vững vàng trước khó khăn, thử thách không hay lại hấp tấp, dễ nổi nóng khi gặp chuyện bất như ý…? Những việc họ làm có đang hướng thiện, tạo phước không hay chỉ đang hướng đến những điều vô bổ, độc hại…?
Nắm được bốn cách xem tướng này chính là bạn đã nắm giữ được bí quyết để thấu hiểu và tiên liệu cuộc đời của bản thân và những người xung quanh một cách toàn vẹn nhất. —–
Tuy vậy sự hiểu biết này cũng chính là con dao hai lưỡi. Nếu vì điều này khiến ta nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, chán nản (trường hợp hình tướng ta không tốt), hoặc sinh tâm ỷ lại, tự cao (nếu hình tướng ta xuất chúng, thiện lành). Hay khiến ta xa lánh những người có hình tướng xấu. Hoặc cố tìm những nguồn lực và sự tác động bên ngoài để “cải vận”…thì vô tình việc xem tướng đã phản tác dụng và ta cũng hành xử sai quy luật Nhân – Quả rồi.
“Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Mấu chốt của việc nắm giữ thuật Nhân Tướng chính là để ta có cơ hội Hiểu mình – Sửa mình, Hiểu người – Nâng Đỡ người. Đồng thời việc Sửa mình, “Cải vận” này của ta hoàn toàn có thể điều chỉnh từ bên trong, thuận theo quy luật tự nhiên, theo quy luật Nhân – Quả. Có như vậy dòng chảy cuộc đời ta mới ngày càng thuận lợi, tươi đẹp hơn và hài hòa vào dòng chảy của Vũ Trụ, Đất Trời. —–