Trung tâm gia sư Nhật Gia Minh – 0915.310.858
TẾT TA KHÔNG PHẢI TẾT TÀU
Trong 1000 năm Bắc thuộc, một số phong tục từ phương Bắc nhập vào Việt Nam.
Để đến bây giờ nhiều người cứ nghĩ nhầm Tết Nguyên Đán là Tết Tàu.
Trong khi dân tộc ta ăn Tết vào tháng giêng (Dần) âm lịch từ rất lâu rồi, từ hơn 4 ngàn năm trước, từ thời vua Hùng Vương (sự tích bánh dầy bánh chưng, thuần Việt), trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế (2852-2205 trước Công Nguyên).
Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang năm Nhâm Tuất 2879 trước CN.
Mãi sau người Tàu mới học theo Việt Nam để ăn Tết rồi biến thành Tết Tàu.
Theo lịch sử Trung quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.
Đời Tam Đại chọn tháng giêng (Dần) làm tháng Tết.
Nhà Thương chọn tháng chạp (Sửu).
Nhà Chu chọn tháng mười một (Tí).
Đời Đông Chu, Khổng Tử chọn lại tháng giêng (Dần).
Đời nhà Tần (thế kỷ 3 trước CN), Tần Thuỷ Hoàng lại chọn tháng mười (Hợi).
Cuối cùng, đời nhà Hán (140 trước CN), Hán Vũ Đế vĩnh viễn chọn tháng giêng (Dần) để người Hán ăn Tết cùng tháng cùng ngày như người Việt mình kể từ đó.
Trong Kinh Lễ, một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử (551-479 trước CN) đã viết :
“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ”.
Vậy nhé. Tết Ta, không phải Tết Tàu.