UBND HUYỆN …..
PHÒNG GD&ĐT …. |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2024-2025 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 8 (Thời gian làm bài 90 phút) |
ĐỀ BÀI:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau:
(1) Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ Ukraina nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Gruzia ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Kremlin, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.
(2) Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này:“Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?”.
(Trích Lòng yêu nước của I. Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, NB Văn nghệ, 1954)
Lựa chọn đáp án đúng nhất ( Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. (0.5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
- Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tản văn D. Truyện ngắn
Câu 2. (0.5 điểm): Vấn đề văn bản đề cập đến là:
- Bàn về lòng yêu nước.
- Bàn về chiến tranh.
- Bàn về vấn đề giữ vững nền hòa bình.
- Bàn về nỗi lòng của người dân nước Nga.
Câu 3. (0.5 điểm): Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình?
- Ngoằn ngoèo B. Con Sông C. Yên lặng D. Con suối
Câu 4. (0.5 điểm): Mục đích mà văn bản hướng đến là?
- Thể hiện lòng yêu nước Nga của tác giả .
- Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân Nga
- Tự hào và biết ơn về lòng yêu nước của nhân dân Nga
- Khẳng định lòng yêu nước thường bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, đặc biệt nó được thử thách mạnh mẽ trong chiến tranh. Mong muốn nhân dân Nga đều có sẵn lòng yêu nước trong mọi lúc, mọi nơi, từ những điều giản dị nhất.
Câu 5.(0.5 điểm): Theo em, câu văn mang chủ đề của đoạn (2) là:
- Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.
- Không có câu nào là luận điểm trong 3 câu trên
Câu 6.(0.5 điểm): Theo em vì sao lòng yêu nước có thể được thử thách mãnh liệt thông qua bom đạn chiến tranh?
A.Vì chiến tranh chúng ta sẽ phân biệt được người dũng cảm và kẻ hèn nhát.
- Chiến tranh giúp ta nhận ra giá trị của hòa bình.
- Chiến tranh giúp ta nhận ra ai là kẻ thù của ta.
- Chiến tranh sẽ giúp ta nhận ra những con người sẵn sàng xả thân vì đất nước, mọi người dân đều đứng lên chiến đấu.
Câu 7. (0.5 điểm): Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua câu: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”.
- Sẽ không còn ý nghĩa gì để sống trên đời này nếu mất nước Nga.
- Ta sẽ chết khi đất nước không còn.
- Mất nước là mất tất cả, đó là biểu hiện về tình yêu đất nước của tác giả và người dân nước Nga.
- Mất nước Nga thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.
Câu 8. (0.5 điểm): Đâu KHÔNG phải là bằng chứng chứng minh lòng yêu nước của người dân Nga.
- “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
- Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô,
- “Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết.”
- Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Câu 10. (1.0 điểm): Qua văn bản trên em rút ra được những thông điệp gì cho bản thân?
Phần II. VIẾT (4,0 điểm):
Viết bài văn phân tích bài thơ “ Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến – Thơ Việt Nam cận đại)
* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ…
– Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lòng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.
– Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.
– Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.
– Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).
– Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.
– Văn khôi: người đứng đầu làng văn.
– Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.
——————————–HẾT——————————-
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn : Ngữ văn 8
Câu | Đáp án (mỗi câu đúng 0.5đ) | ||||||||||||||||||
Từ 1->8 |
|
||||||||||||||||||
9 (1.0đ) | – Điệp từ : ” yêu “
– Tác dụng: + Nhấn mạnh tình cảm yêu nước của tác giả cùng với những hình ảnh gắn bó thân thuộc. + Tạo nhịp điệu cho câu văn.
|
||||||||||||||||||
10(1.0đ) | HS tự do rút ra những thông điệp, triết lí của mình miễn là phù hợp. Sau đây là một số gợi ý:
+ Tình yêu nước là một giá trị thiêng liêng và vĩnh hằng. + Tình yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị và nhỏ bé nhất. + Hãy trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương. + Hãy sẵn sàng hi sinh vì đất nước. + Cần trân trọng gía trị của hòa bình. |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
II | VIẾT | 4,0 | |
*Yêu cầu chung
a. Đảm bảo bố cục bài văn phân tích tác phẩm gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Phân tích một tác phẩm thơ mà em yêu thích. |
0,5 | ||
*Yêu cầu cụ thể
|
|||
– Giới thiệu Nguyễn Khuyến và bài thơ Tiến sĩ giấy và nêu cảm xúc chung về bài thơ: bài thơ Tiến sĩ giấy vịnh thứ đồ chơi, đồng thời gửi gắm suy nghĩ, tâm sự của mình trước thời cuộc.
– Phân tích nội dung bài thơ: + Hai câu đề: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghe có kém ai! – >Tả thực hình nộm ông tiến sĩ được làm bằng giấy. Điệp từ cũng đi liền với từng chi tiết cụ thể ngầm chứa ý châm biếm, trào lộng. Tác giả nhấn mạnh sự giống nhau về hình thức và tên gọi giữa tiến sĩ giấy và tiến sĩ thật ngoài đời; đồng thời nhấn mạnh sự khéo léo của các nghệ nhân dân gian. + Hai câu thực: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. – Vẫn tiếp tục phát triển ý nghĩa tả thực của hai câu đề. Ông tiến sĩ giấy này giá trị chẳng đáng là bao vì chỉ được làm bằng nan tre và giấy màu (nghĩa đen). Nghĩa bóng câu thơ ám chỉ loại tiến sĩ thật nhưng bất tài vô dụng, đỗ đạt bằng những cách tiêu cực nên hữu danh vô thực. -Ý châm biếm khá rõ: thân giáp bảng, mặt văn khôi vinh quang, rạng rỡ là thế mà chỉ cần làm nên từ mảnh giấy, nét son là những thứ quả tầm thường. + Hai câu luận: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. – Vừa tả vừa bình, nghiêng về lời bình mỉa mai chua chát nhiều hơn. Trong thực tế, để đỗ đạt thành ông Nghè, ông Cống thì phải thực sự có tài và mất nhiều công phu học hành, thi cử mới mong có ngày được vua ban cờ biển, cân đai, áo mũ… để vinh quy bái tổ, làm vẻ vang cho gia đình, làng nước. Đâu có dễ như người nghệ nhân làm ra ông tiến sĩ giấy chỉ trong thoáng chốc. -Tính từ nhẹ mang nhiều nghĩa: nhẹ về trọng lượng (vì bằng tre và giấy); nhẹ về tài đức (bất tài vô dụng). Nghĩa sau là chính. + Hai câu kết: Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi ! – Sự cười cợt, trào lộng thể hiện qua tính từ dân gian bảnh choẹ (có nghĩa là cố làm ra vẻ ta đây và rất trẻ con). – Nghĩa tả thực và nghĩa hàm ẩn vẫn lồng vào nhau, làm nổi bật dụng ý của nhà thơ; mỉa mai, chế giễu loại tiến sĩ tài thiểu đức sơ, chỉ biết vinh thân phì gia mà chẳng nghĩ gì đến dân đến nước. Bọn người ấy chung quy cũng chẳng khác gì tiến sĩ giấy – đồ chơi cho con trẻ. – Cảm xúc chua xót, ngậm ngùi và tự trào của nhà thơ thấp thoáng sau từng chữ, từng câu. b. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (Thể thơ, gieo vần, nhịp thơ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng…)
c. Đánh giá – Bài Tiến sĩ giấy vượt khỏi phạm vi bài thơ vịnh vật vì nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. – Chất trào phúng chua cay đan xen chất trữ tình sâu thẳm. Thái độ của nhà thơ Nguyễn Khuyến thật đáng trân trọng. |
0.25
2.0
0.75
0.25
|
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ sinh động, có tìm tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ. |
0,25 |
||