UBND HUYỆN …..
PHÒNG GD&ĐT …. |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học: 2024-2025 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 (Thời gian làm bài 90 phút) |
- MA TRẬN ĐỀ
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
% điểm |
|||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
|
Đọc hiểu
|
Thơ hiện đại
(không trùng lặp với VB có trong SGK) |
3 | 0 | 5 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 | |
2 | Viết
|
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học: truyện ngắn/đoạn trích(không trùng lặp với VB có trong SGK)
|
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1*
|
40 | ||
Tổng | 15 | 0 | 25 | 0 | 20 | 0 | 0 | 40 | 100
|
||
Tỉ lệ % | 15% | 25% | 20 | 40% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
|
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ hiện đại(không trùng lặp với VB có trong SGK) | Nhận biết:
– Nhận biết được nội dung bao quát: thể thơ, hình ảnh, nhân vật trữ tình, các biện pháp tu từ…. Thông hiểu: – Xác định được nội dung, giọng điệu trong thơ. – Tâm trạng, cảm xúc trong thơ. Vận dụng: – Biết cảm nhận được thơ và Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với bản thân. |
3 TN
|
5 TN
|
2TL
|
|
2 | Viết | Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học: Đoạn trích/ Truyện ngắn
(không trùng lặp với VB có trong SGK) |
Yêu cầu:
Viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học. (Phân tích tác phẩm truyện) * Nhận biết: – Xác định được kiểu bài phân tích tác phẩm truyện – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. – Phân tích được khía cạnh nội dung và nghệ thuật * Thông hiểu: – Xác định được cốt truyện – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của truyện qua nội dung và nghệ thuật. * Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản để viết được bài văn * Vận dụng cao: – So sánh với tác phẩm cùng đề tài; liên hệ với thực tiễn; – Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản truyện. – Sử dụng ngôn từ sáng tạo, linh hoạt. |
1TL*
|
|||
Tổng | 3 TN | 5 TN | 2 TN | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 15 | 25 | 30 | 40 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ BÀI:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau:
Lựa chọn đáp án đúng nhất (từ câu 1 đến câu 8)
(1) Ngày Cha ra trận giọt máu của Người chưa bật khóc!Mẹ lẻ loi vượt cạn đất phương Nam Cha ngã xuống miệt vườn…
(2) Bốn mươi năm sau
(3) Tấm vé tàu con mua cho cha |
và ngồi thay Cha trên ghế mềm là chiếc ba lô đựng hài cốt![…]
(4) Cha ơi!
Một tấm vé tàu Mùa ngâu …
(Nguyễn Hữu Quý, trích Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha) |
Câu 1. (0,5 điểm): Văn bản được viết theo thể thơ nào?
- Năm chữ. B. Lục bát. C. Tự do. D. Song thất lục bát.
Câu 2. (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là:
- Người con. B. Người Cha. C. Người mẹ. D. Người bà
Câu 3. (0,5 điểm): Những hình ảnh được nhắc tới trong khổ thơ thứ 2, 3 là:
- Con tàu, ba lô, tấm vé, suất cơm, hài cốt.
- Con tàu, ba lô, tấm vé, suất cơm, ghế mềm, hài cốt, cha.
- Con tàu, ba lô, ấp iu, ghế mềm, suất cơm.
- Con tàu, bình thường, tấm vé, suất cơm.
Câu 4. (0,5 điểm): Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ 3?
- Nhân hóa, ẩn dụ C. Nhân hóa, điệp ngữ.
- So sánh, ẩn dụ. D. So sánh, nhân hóa.
Câu 5. (0,5 điểm): Ý thơ nào thể hiện rõ nhất sự đau xót của người con khi đón Cha trở về?
- Chiếc ba lô rưng rưng C. Ngồi thay Cha /trên ghế mềm
Cha nghe lại cuộc đời là chiếc ba lô đựng hài cốt!
- Bên ngực phải D. Cha
buôn buốt tờ báo tử ngã xuống miệt vườn…
Câu 6. (0,5 điểm) : Giọng điệu nổi bật trong đoạn trích trên là gì?
- Da diết, mãnh liệt. B. Nghẹn ngào, xúc động. C. Hào hùng, tha thiết. D. Sâu lắng, bồi hồi.
Câu 7. (0,5 điểm): Tại sao tác giả lại viết hoa từ Cha?
- Thể hiện sự trân trọng, kính yêu của người con dành cho cha của mình.
- Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trân trọng của người con trước sự hi sinh của người cha.
- Đó là cách viết thay cho tên gọi của người cha.
- Hình ảnh người Cha có giá trị biểu tượng cho Tổ quốc thiêng liêng.
Câu 8. (0,5 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng tấm vé tàu Thống Nhất lại là tấm chứng minh thư của người lính chiến trường?
- Tấm vé tượng trưng hình ảnh của người cha.
- Đó là tấm vé không bị xé đi một góc, không giống với những tấm vé tàu bình thường khác.
- Trên tấm vé tàu có ghi tên hành khách.
- Tấm vé là cách người con nhận diện sự trở về, hiện hữu của cha mình.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về
Câu 10. (1,0 điểm): Từ nội dung của ngữ liệu trên, em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa với bản thân.
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Cổ tích” của Lê Văn Nguyên.
CỔ TÍCH
Bà cụ kẹo ốm một trận. Bà sống được nhờ mấy lọ kẹo và chum nước lã. Hồi sức, bà bần thần như người mất trí, lang thang ăn mày đường phố. Xưa kia mẹ góa con côi. Bà xệp dưới gốc cột đèn góc phố ven đô, bày bán những lọ kẹo bột, kẹo vừng… mà nuôi đủ ba mẹ con.
Giữa trưa hè nắng đổ lửa. Vai đeo bị cói. Bà cụ ràng rạc chạy nắng. Đến gốc đa vệ đê, bà bất chợt gặp một chị cứng tuổi ngồi nghỉ với gánh cỏ đầy. Chị ới bà lại, bẻ đôi nắm cơm mời ăn. Hai con người cô đơn tìm thấy nhau trong cảnh ngộ chung. Chị rước bà theo.
Nhà chị cỏ bò, một túp lều thưng vách cót, phủ mái giấy dầu, đứng tựa chân tòa nhà ba tầng nghễu nghện. Từ rày có mẹ, có con. Tối xuống, bên ngọn đèn hạt đỗ, nho nhỏ câu nói, tiếng cười. Chị cỏ bò – tên người phố đặt cho – cắt cỏ thuê cho mấy anh xe bò. Thêm bà cụ, bớt bát cơm mà vui, cái vui ấm áp mới ghé thăm lều chị. Chị quý bà như mẹ, bà thương chị như con.
Ông trời chơi khăm kẻ khó. Cái nghề cỏ rả bọt bèo ai thèm đếm xỉa mà cũng yểu. Mấy anh chủ nhỏ đua đòi, hùn vốn tậu cái công nông. Ngồi lái cơ giới bành bạch, phì phèo điếu thuốc oách hơn xe bò kéo. Mất nghề, chị cỏ bò đành lân la, van vỉ việc vặt hàng phố.
Mùa đông rét mướt đang về. Rét mướt ác với kẻ nghèo. Từng cơn, từng cơn gió bấc ào ào lùa qua vách cót mỏng. Những hạt sương sa đồm độp gõ buốt xuống mái giấy dầu. Trong đêm tê cóng, hai tấm thân gầy ôm nhau, ủ ấm hơi thở hôi hôi cho nhau dưới tấm chăn chiên lỗ chỗ. Biết mình chẳng qua khỏi đêm nay, bà lão lào phào vào tai cô gái muộn mằn:
– Nhỡ mẹ có đi, con nhớ thay sống áo cho mẹ nhé!
Đoạn, mếu máo:
– Con ơi, mẹ thương con lắm! Cầu trời con sống sung sướng…
Chị cỏ bò thổn thức. Chị chỉ biết cuống quýt hai bàn tay xoa xoa, nắn nắn tấm thân già nguội giá.
Sớm mai, bà cụ đã mất. Chị con nuôi nấu lên nồi lá thơm, lau thi thể mẹ, tìm trong bị một bộ quần áo lành lặn. Ở cái chéo áo lụa màu gụ, có một nút gút hình củ ấu. Chị gỡ nút buộc. Tuột ra, lăn lóc, năm sáu khâu nhẫn, vàng chóe.
Chị cỏ bò sụp xuống, tức tưởi: “…Mẹ ơi…!”
(Theo Lê Văn Nguyên, 108 truyện hay cực ngắn, NXB Phụ nữ, 2003, tr107-109)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | D | 0.5 | |
5 | C | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | B | 0.5 | |
8 | D | 0.5 | |
9 | – Chiếc ba lô luôn gắn bó với người Cha trong mọi hành trình của cuộc đời, từ chặng đường chiến đấu đến đến cả lúc đựng hài cốt.
– Qua hình ảnh chiếc ba lô, thể hiện lòng thành kính, trân trọng của người con đối với sự hi sinh của người Cha. |
1.0 | |
10 | Thông điệp có ý nghĩa:
– Sự hi sinh của những thế hệ đi trước là một nghĩa cử cao cả, thiêng liêng cho sự độc lập, tự do của đất nước. – Sự hi sinh đó để lại nhiều giá trị sống tích cực cho thế hệ sau, nhắc nhở họ phải nỗ lực, cố gắng để gìn giữ và phát huy những thành quả mà cha ông để lại. |
1.0 |
II | Viết bài văn phân tích tác phẩm “Cổ tích” | 4.0 |
a. Xác định vấn đề nghị luận: phân tích một tác phẩm truyện cụ thể | 0.25 | |
b. Bố cục: đảm bảo bố cục của một bài nghị luận văn học gồm 3 phần | 0.25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu chính sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: – Giới thiệu tác giả và tác phẩm – Thể hiện đánh giá ban đầu về truyện “Cổ tích” 2. Giới thiệu khái quát Giới thiệu chung về tác phẩm “Cổ tích”: thể loại truyện ngắn; ngôi kể thứ 3; ca ngợi lẽ sống yêu thương và sẻ chia giữa con người với con người. 3. Phân tích tác phẩm 3.1. Tình yêu thương chị cỏ bò dành cho bà cụ kẹo – Hoàn cảnh của chị cỏ bò: sống một mình, làm nghề cắt cỏ bò thuê, căn nhà tồi tàn, dúm dó bên cạnh những ngôi nhà cao tầng, cuộc sống của chị rất thiếu thốn và khó khăn. – Chị cỏ bò đã vượt qua cái nghèo khó trong cuộc sống của mình để sẻ chia với bà cụ kẹo: chị chia cho bà nắm cơm đã nguội, mời bà về ở chung với mình. Hành động của chị thật đẹp, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương giữa con người với con người. – Chị chăm sóc yêu thương bà như người thân, như mẹ đẻ của mình. – Giây phút bà cụ kẹo sắp từ giã cuộc đời, chị cỏ bò đã lo lắng, quan tâm, chăm sóc và yêu thương như chính việc mình sắp mất đi một phần cơ thể. Trái tim nhân hậu của chị đã làm cho hai con người xa lạ trở thành máu thịt của nhau. Tình yêu thương của chị với bà cụ kẹo đã vượt lên trên ranh giới của quan hệ huyết thống. -> Chị cỏ bò là một người giàu lòng trắc ẩn, giàu yêu thương, sống biết sẻ và đùm bọc những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. 3.2. Tình yêu thương của bà cụ kẹo dành cho chị cỏ bò – Bà tuổi đời đã cao nhưng vẫn phải lặn lội đường đời để kiếm kế mưu sinh. Trời nắng bà vẫn ràng rạc ngoài đường để kiếm kế sinh nhai. Bà đã gặp chị cỏ bò một cách tình cờ và bà đã trở thành một phần trong cuộc sống của chị. – Những ngày sống chung với chị cỏ bò bà đã yêu thương chị như con gái của mình. Ngày đông giá rét bà đã sưởi ấm cho chị cỏ bò bằng tình yêu của một người mẹ. – Vì tình yêu thương với chị cỏ bò, trước khi chết bà đã mong chị có một cuộc sống thật sung túc và hạnh phúc. Tình yêu của bà dành cho cô con gái nuôi không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn thể hiện qua việc làm, bà đã để lại cho chị 6, 7 chỉ vàng trước khi qua đời. Số tiền đó đã giúp chị cỏ bò có cuộc sống tốt hơn kh bà cụ kẹo không còn trên cõi đời. -> Bà cụ kẹo cũng là một người giàu yêu thương, sống biết đùm bọc và sẻ chia với người khác. 3. Nghệ thuật của truyện – Ngôn ngữ kể chân thật, giản dị, gần với đời sống thường nhật – Nhân vật của truyện được đặt vào những tình huóng đầy xúc động để từ đó những phẩm chất tốt đẹp trong mỗi nhân vật được bật lên. – Giọng điệu kể nhẹ nhàng, tâm tình góp phần làm bật lên lẽ sống yêu thương giữa con người với con. 4. Ý nghĩa của truyện: Qua câu chuyện chúng ta học được cách sống yêu thương, sẻ chia. Cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn khi tất cả mọi người biết dựa vào nhau, biết sẻ chia cho nhau qua từng khoảnh khắc éo le mà cuộc sống tạo nên. |
0.25
0.25
0.75
0.75
0.5
0.25 |
|
d. Chữ viết, chính tả: Bài viết cần đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu và quy tắc chính tả của tiếng Việt. | 0.25 | |
e. Sáng tạo: Bài viết có nhiều những phát hiện mới về hệ thống ý, dùng từ ngữ và diễn đạt độc đáo gây hứng thứ cho người đọc. | 0.25 |